Làm thế nào để kiếm tiền online với Google Adsense? Google Adsense là gì? Doanh thu quảng cáo từ Google Adsense bao nhiêu? - XÂY DỰNG SỐ

XÂY DỰNG SỐ

Tổng hợp chọn lọc và chia sẻ tài liệu cho ngành Xây dựng với mục đích hỗ trợ cho cộng đồng kỹ sư, kiến trúc sư Xây dựng có được những tư liệu quý. Đóng góp cho sự phát triển chung của cả ngành Xây dựng tại Việt Nam

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Làm thế nào để kiếm tiền online với Google Adsense? Google Adsense là gì? Doanh thu quảng cáo từ Google Adsense bao nhiêu?

Làm thế nào để kiếm tiền online với Google Adsense? Google Adsense là gì? Doanh thu quảng cáo từ Google Adsense bao nhiêu?
ưu và nhược điểm của Google Adsense


Mọi người thường hỏi tôi rằng: “Làm thế nào để kiếm tiền online?”. Tôi trả lời rằng, hãy tìm đến Google Adsense. Nếu bạn là một newbie mới chập chững bước chân vào nghề MMO, thì Google Adsense sẽ là 1 hướng đi tốt gợi mở cho bạn để tạo ra một nguồn thu nhập nhanh và bền vững. Nhưng mặc dù Google Adsense là một nền tảng miễn phí và dễ dàng sử dụng, bạn vẫn cần phải thực sự hiểu về nó, và biết những cách tối ưu hiệu quả để có thể thành công. Cùng mình khám phá trong bài viết này nhé:
>>> Tìm hiểu thêm các bài viết về chạy quảng cáo đa kênh trên Digital Marketing của Uplevo:

logo uplevo Google Adsense là gì?

Google Adsense luôn là một giải pháp hữu hiệu cung cấp cho doanh nghiệp, cá nhân cách để có thể kiếm tiền online ngay trên chính trang web của mình. Qua bao năm tháng, nền tảng ad network này đã chứng tỏ uy tín và chất lượng của mình, trở thành một trong những phương thức kiếm tiền phổ biến nhất trong môi trường digital.
google adsense là gì 

2. Ưu điểm và nhược điểm của Google AdSense:

Nền tảng quảng cáo của Google Adsense có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Đăng ký miễn phí.
- Các điều kiện để đăng ký làm đối tác của Google Adsense rất đơn giản, ngay cả một website hay blog mới cũng có thể làm được.
- Đa dạng các lựa chọn mẫu quảng cáo, bạn có thể tối ưu và tùy chỉnh để phù hợp nhất với website mình.
- Google trả tiền hàng tháng nếu bạn kiếm được hơn $100
- Bạn có thể cho chạy quảng cáo trên nhiều website từ một tài khoản Adsense
- Có lựa chọn chạy quảng cáo riêng trên các thiết bị mobile
- Dễ dàng thêm vào các tài khoản Youtube hoặc Blogger khác. 
ưu và nhược điểm của Google Adsense
Tuy vậy Google Adsense cũng có 1 số các nhược điểm:
- Google sẽ chấm dứt mọi hoạt động của bạn ngay lập tức và không được "ân xá" nếu bạn vi phạm các quy định của Google.
- Bạn cần traffic, nhiều và thật nhiều traffic để có thể kiếm tiền.

3. Vậy Google Adsense hoạt động như thế nào?

google adsense hoạt động như thế nào?
Google Adsense là một mạng lưới quảng cáo được vận hành bởi gã khổng lồ tìm kiếm Google.
Nói ngắn gọn, bạn cần phải nhúng đoạn mã Javascript đã được cung cấp dựa trên nền tảng trên website của bạn. Đoạn mã này sẽ hiển thị quảng cáo có nội dung phù hợp với ngữ cảnh nội dung thể hiện trên website.
Bạn sẽ kiếm được tiền nếu người xem click vào các đường link này. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Cách đo lường hiệu quả Google Adsense

Để kiếm tiền từ Google Adsense, bạn cần quan tâm tới ba chỉ số: CPC, CTR và RPM.
CPC, hay còn được gọi là cost per click (chi phí trên mỗi lượt click), là số tiền bạn sẽ nhận được khi người xem click vào quảng cáo.
Là một nhà quản lý website, bạn không có quyền kiểm soát nhiều trong việc quyết định số tiền sẽ được nhận khi khách truy cập vào website (visitor) click vào banner quảng cáo. Nó phụ thuộc vào tính cạnh tranh trong tên miền mà doanh nghiệp bạn đang sử dụng, thứ luôn thay đổi từng ngày. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể cải thiện các chỉ số này thông qua các chiến lược được đề cập dưới đây.
cách đo lường hiệu quả của Google Adsense
Còn CTR (hay click-through rate, tỷ lệ nhấp) là phần trăm số visitor click vào quảng cáo khi truy cập vào page của bạn.
CTR là một chỉ số rất quan trọng. Trong khi CPC quyết định số tiền bạn được nhận từ Google, bạn có rất ít quyền để thay đổi các yếu tố có thể quyết định chi phí quảng cáo xuất hiện trên trang Web của bạn (do Google tính toán). Còn với CTR, bạn lại là người làm chủ cuộc chơi, đó là lúc bạn cần những chiến lược đúng đắn để nâng cao hiệu quả quảng cáo.
Cả hai chỉ số nói trên đều có liên quan tới RPM, hay doanh thu trên 1000 lượt tiếp cận. Lượt tiếp cận ở đây chính là tần số banner quảng cáo được hiển thị trên Website của bạn được ghi nhận. 
Để tính được RPM, bạn cần chia doanh thu ước tính của bạn cho số lần quảng cáo được hiển thị, rồi nhân với 1.000.
Chỉ số RPM sẽ tiết lộ thứ mà CPC hay CTR không thể hiện. Quan trọng hơn, RPM thể hiện số tiền mà bạn có thể kiếm được trên một visitor. Cuối cùng, không có vấn đề gì nếu giá hiển thị quảng cáo trên trang web của bạn thấp. Điều quan trọng là bạn cần phải tối ưu hóa quảng cáo của mình để tăng hiệu suất và doanh thu cao hơn.

Các tùy chọn quảng cáo khác nhau

Google Adsense cung cấp nhiều giải pháp hiển thị quảng cáo khác nhau trên trang Web của bạn:
Text: Hay còn được biết đến với các tên “sponsored links” (đường link được quảng cáo. Quảng cáo sẽ xuất hiện dưới dạng một / hai dòng text, thường bao gồm tiêu đề và đường dẫn liên kết.
Display ads: Quảng cáo dạng này thường hiển thị dưới các định dạng đồ họa. Bạn có thể chọn từ hàng loạt các kích cỡ đa dạng khác nhau cho display ads. Tất nhiên, các kích cỡ này phụ thuộc vào vị trí mà bạn muốn đặt quảng cáo lên trang Web của mình.
>>> Tìm hiểu về Display Advertising
Rich media: Quảng cáo sẽ hiển thị dưới định dạng video, như HTML, Flash,...
Animated image: Quảng cáo sẽ hiển thị dưới dạng ảnh động.
Link units: Dưới tùy chọn này, các nhà quảng cáo sẽ đưa ra một danh sách các chủ đề có liên quan tới nội dung bài viết trên trang Web của bạn. Một khi khách click vào các đường dẫn này, họ sẽ được trỏ thẳng tới trang quảng cáo có liên quan. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể kiếm được tiền nếu visitor click vào quảng cáo, sau khi họ click vào danh sách các chủ đề có liên quan nói trên.
các định dạng quảng cáo khác của Google Adsense
Trong các tùy chọn quảng cáo nói trên, Google khẳng định những quảng cáo sẽ đem lại doanh thu cao nhất khi tuân thủ theo tiêu chuẩn kích cỡ được khuyến cáo như sau:
336 x 280 – Hình chữ nhật Lớn
300 x 250 - Hình chữ nhật Trung bình
728 x 90 - Leaderboard
300 x 600 - Nửa trang
320 x 100 - Banner lớn (trên di động)

4. Mẹo nâng cao hiệu quả quảng cáo từ Google Adsense

Tất nhiên, bạn không nên chỉ đơn giản là thêm một cách ngẫu nhiên các banner quảng cáo của Google Adsense. Bạn cần phải xác định vị trí đặt banner tối ưu nhất trên Website của bạn. Có vậy, những quảng cáo đó mới thu được về nhiều lượt click, bạn cũng thu về cho mình nhiều tiền hơn.
Dưới đây là các cách có thể giúp bạn nâng cao hiệu quả quảng cáo từ Google Adsense trên Website của bạn.
mẹo nâng cao hiệu quả quảng cáo từ google adsense

Đặt quảng cáo ngay phần đầu của nội dung website

Điều này có nghĩa: Quảng cáo cần phải đặt ngay trong phần đầu của trang Web để đạt được hiệu quả cao nhất (thay vì khách phải lăn chuột xuống phần dưới để xem quảng cáo).
Đặt quảng cáo đầu trang là cách làm thông minh để thu hút sự chú ý của visitor ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Tuy nhiên, cần đặt quảng cáo ở đâu ở khu vực đầu trang lại là một vấn đề khác. Google khuyến cáo rất rõ ràng rằng nếu Website chỉ đặt quảng cáo (mà không bao gồm nội dung của bài viết) thì có thể bị phạt. Do vậy, hãy chắc chắn quảng cáo đó được đặt ở đầu trang, và được bao quanh bởi nội dung của bài viết.

Chọn lọc màu sắc phù hợp với quảng cáo Google Adsense

Màu sắc là một thành tố quan trọng của quảng cáo. Việc bạn lựa chọn màu sắc cho quảng cáo như thế nào có thể quyết định hiệu quả tiếp cận của nó tới người xem.
Dưới đây là các cách chỉnh màu khác nhau cho quảng cáo:
Blend: Bạn có thể khiến phần quảng cáo có phần trực quan và màu sắc tương tự so với nội dung của bài viết. Tuy nhiên, vẫn cần phải có sự tách biệt nhất định giữa phần quảng cáo và nội dung của trang Web, phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản về chính sách đặt vị trí quảng cáo.
Contrast: Đây là cách để bạn làm nổi bật mục quảng cáo so với nội dung bài viết trên trang Web.
Complement: Đây là cách bạn sử dụng màu sắc tương tự với Website cho phần quảng cáo, nhưng không hoàn toàn trùng khớp với background và các đường viền của trang Web.
Thường thì không có lời khuyên cố định cho việc bạn nên sử dụng cách thức tiếp cận như thế nào cho phần quảng cáo trên Website. Điều bạn nên cân nhắc, đó chính là: Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bạn có sự lựa chọn màu sắc chính xác cho quảng cáo.
Bạn nên thực hiện nhiều các phép thử - sai khác nhau để xác định xem phương thức nào là phù hợp nhất với Website của bạn. Sử dụng một phương thức cố định và chạy trong một khoảng thời gian. Bạn sẽ xác định được ngay màu sắc nào giúp bạn thu về được nhiều tiền nhất.

Đặt quảng cáo gần nút CTA

Nút CTA (hay call-to-action) là một thành tố đặc thù trong Website được sử dụng với mục đích hướng khách ghé thăm page thực hiện một hành động cụ thể.
đặt vị trí quảng cáo gần các nút CTA
Ví dụ về CTA bao gồm:
Buttons (Nút): Visitor click vào nút CTA, chúng sẽ trỏ khách trực tiếp vào một trang Web / landing page khác.
Forms đăng ký: Visitor được yêu cầu điền vào một form, thường là form khảo sát khách hàng (survey), form nhận quà, form thông tin khách hàng
Nút chia sẻ nội dung lên các nền tảng mạng xã hội: Thường trong các bài blog, người đọc hoàn toàn có thể chia sẻ nội dung mà họ cho là hữu ích lên Facebook, Twitter,...
Nếu bạn đang sử dụng CTA cho một trong những mục đích nói trên, bạn nên cân nhắc đặt phần quảng cáo bên cạnh CTA. Thường thì thành tố CTA được thiết kế nhằm thu hút sự chú ý của người đọc, rõ ràng, nó cũng có thể chia sẻ sự chú ý đó đến mục quảng cáo.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo là đừng hút hết "ánh đèn sân khấu" từ ngôi sao CTA. Bên cạnh việc kiếm tiền từ quảng cáo, CTA cũng là một thành tố vô cùng quan trọng với bất kỳ trang Web nào.

Kiểm tra và tối ưu hóa hiệu quả từ quảng cáo

Một kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing trực tuyến, đó chính là bạn cần phải thường xuyên kiểm tra tính hiệu quả của phần quảng cáo trên trang Web. 
Hãy đặt lịch kiểm tra hiệu quả của quảng cáo cứ một tháng một lần. Tôi so sánh doanh thu của mục quảng cáo tốt nhất trên trang Web của tháng này so với tháng trước. Với những mục không đem lại hiệu quả tốt, tôi rút chúng xuống, thiết lập định dạng mới và bắt đầu chiến dịch quảng cáo mới.
kiểm tra và tối ưu hóa hiệu quả từ quảng cáo
Khi thu về số tiền doanh thu lớn, con người rất dễ sa vào sự thỏa mãn với những gì họ đạt được. Nhưng để tối đa hóa lợi nhuận bạn có thể thu về, lời khuyên chân thành ở đây là: cần thường xuyên kiểm tra hiệu quả từ phương thức quảng cáo bạn đang thực hiện.

Đề nghị khách truy cập tắt Adblock

Một điều khó có thể bàn cãi, đó chính là: Khách rất “dị ứng” với quảng cáo trên Website.
Bởi quảng cáo sẽ khiến họ bị “đứt mạch suy nghĩ” khi đọc và thưởng thức các nội dung trên Website, thứ lôi kéo họ truy cập page của bạn đầu tiên. Vậy nên, rất nhiều người dùng tải và sử dụng các công cụ chặn quảng cáo, để khỏi phải ngứa mắt với hàng đống những quảng cáo không cần thiết.
đề nghị khách truy cập tắt adblock
Tất nhiên, bạn chẳng được hưởng bất kỳ đồng xu nào từ hành động này rồi.
Đó là lúc bạn cần đề nghị họ (một cách lịch thiệp) rằng: Hãy tắt adblock đi, bởi điều đó có thể ảnh hưởng tới chất lượng của bài viết trên Web trong thời gian tới đó.
Một khảo sát được thực hiện bởi IAB UK đã hé lộ một sự thật có thể khiến nhiều người phải bất ngờ. Rằng có nhiều người sẵn sàng tắt công cụ ad block của họ, nếu như được trang Web đề nghị làm điều đó.

 

Tìm hiểu về SEO

SEO đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một Website thành công. Rõ ràng, SEO chính là chìa khóa để tăng lượng traffic cho Website của bạn, qua đó làm tăng cơ hội làm tăng doanh thu quảng cáo.
Dưới đây là những điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi thực hiện SEO cho trang Web của bạn:
tìm hiểu về SEO để kéo thêm traffic
Tập trung vào các keyword có tính cạnh tranh thấp: Điều có thể khiến đem đến hiệu quả không ngờ. Bằng việc tìm từ khóa phù hợp, có thể dễ dàng trong việc leo rank, bạn hoàn toàn có thể khiến hoạt động SEO của mình trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều.
Cẩn thận thuật toán của Google: Giống như Adsense, bộ máy tìm kiếm của Google được giám sát bởi một bộ các quy tắc phức tạp. Hơn cả, Google thường sử dụng thuật toán để trả về các kết quả phù hợp nhất với từ khóa mà người dùng tìm kiếm.
Rất nhiều trường hợp đã bị Google phạt do sử dụng các chiến lược SEO Marketing mũ đen. Đây là cách mà Google áp dụng để cuộc chơi SEO luôn công bằng với bất kỳ ai.
Luôn tạo ra content tốt: Một quy ước mà luôn tồn tại trong bộ quy tắc của Google, dù với bất kỳ đợt update mới nào, đó là bạn - chủ Website phải luôn sáng tạo ra nội dung tốt. Google luôn thưởng cho những ai xây dựng và phát triển Website nội dung tốt, hữu ích thứ hạng cao trên Google Search.
Chiến lược xây dựng backlink phù hợp: Backlink luôn là trái tim của việc tối ưu hóa SEO off-page. Rất nhiều trang web đã thử ứng dụng kết quả tìm kiếm thông qua các chiến thuật xây dựng liên kết “mờ ám”. Nó có thể hiệu quả trong quá khứ, nhưng giờ, với thuật toán mới, Google có thể dễ dàng tiếp cận các chiến lược mũ đen kiểu này.
Vì vậy, lời khuyên ở đây là hãy dùng các chiến thuật SEO phù hợp, nhằm tăng lượt traffic một cách cơ học, và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản của Google.
>>> Tìm hiểu về Digital Marketing

5. Làm thế nào để tài khoản Google Adsense của bạn không bị “bay màu”?

Như đã trình bày phía trên, Google Adsense đưa ra một bộ quy tắc mà người dùng cần phải tuân theo, nếu như không muốn bị bay màu trong vòng 5 nốt nhạc. Google rất giỏi trong việc tìm và nhận diện các đối tượng tình nghi, các “chuyên gia” chuyên tự bấm vào link quảng cáo trên trang Web của chính mình, hay kêu gọi người khác “vô tình” click hộ chẳng hạn.
Dưới đây là những điều bạn cần tránh, nếu như không muốn tài khoản Adsense của mình tự dưng “biến mất” trong một ngày đẹp trời:
chính sách chương trình adsense của Google
Tự click vào quảng cáo trên trang của chính mình: Nó sẽ chẳng có tác dụng gì đâu, bởi Google rất công bằng trên sân chơi của mình. Tất cả những người sử dụng địa chỉ IP do bạn cung cấp mà click vào banner quảng cáo đều phạm luật. Ngay cả việc bạn có dùng chiêu trò như proxy để giấu IP đi thì “đi đêm lắm cũng sẽ có ngày gặp ma” mà thôi.
Kêu gọi những người khác click vào quảng cáo của bạn: Đây cũng là hành vi vi phạm chính sách của Google. Gào thét một cách tuyệt vọng về việc “nhờ” những người khác click vào quảng cáo không phải là một ý tưởng thông minh.
Tự ý thay đổi mã code quảng cáo: Nếu bạn có ý định thay đổi mã code quảng cáo trên trang Web của mình, hãy làm điều đó trên nền tảng Adsense. Nếu bạn tự ý thay đổi, bạn đang cản trở việc Google theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo của bạn, khiến họ hiểu lầm rằng bạn đang có ý định “gian dối”, và tất nhiên, vi phạm chính sách của Google.
Sử dụng công cụ click quảng cáo tự động: Đây chẳng khác gì một hành động “hack” thường gặp trong game cả. Việc sử dụng robot hay bất kỳ công cụ click quảng cáo tự động nào là không được phép. Hơn nữa, bạn cũng không được phép thực hiện hành vi “click trao đổi” với nhau, hay bất kỳ hành vi gian lận khác.
Tạo Website chuyên trị quảng cáo: Mục tiêu của Google là mong muốn được cung cấp và truyền tải các thông tin hữu ích tới người dùng. Nếu bạn có ý định cung cấp thông tin “hữu ích” kiểu toàn quảng cáo là quảng cáo, sẽ có ngày Thanos tìm đến bạn và “búng tay bay màu”.
Để tìm hiểu thêm về các chính sách của Google, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Lời khuyên của tôi ở đây là: Hãy tuân thủ thật nghiêm túc những chính sách mà Google đã đề ra. Bạn chẳng thể nào đi guốc trong bụng của Google được đâu.

6. Một số bí kíp khác để thành công từ Google Adsense

Từ những chính sách nghiêm ngặt của Google đã được đề cập ở bên trên, sẽ thật khó để nói rằng: Bạn sẽ có nguồn thu nhập thực sự ổn định từ Google Adsense. Có rất nhiều các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới thu nhập của bạn như khả năng thu hút traffic, leo rank cho các từ khóa SEO, và nhiều thứ cần thiết khác.
Bạn cần phải thật thành thục các kỹ năng có liên quan, lại vừa phải thông thạo bộ quy tắc mà Google đã đề ra. Nghe có vẻ khó nhằn.
Nhưng có những trường hợp thành công và làm giàu được từ Google Adsense. Những ví dụ này là gì, bạn có thể học hỏi gì từ các bí kíp này?

Tìm kiếm chủ đề thích hợp với bạn:

Bạn dù không thể thay đổi CPC cho chủ đề mà bạn mong muốn, nhưng hoàn toàn có thể chọn chủ đề có CPC cao. Nhưng cũng đừng quên, bạn phải chọn chủ đề làm sao mà thích hợp nhất với mình (thứ mà bạn cảm thấy mình có hứng thú viết nhất).
tìm kiếm chủ đề thích hợp cho Google Adsense
Tất nhiên, viết chủ đề có CPC cao thì vui thật đấy, nhưng bạn sẽ sớm mất cảm hứng và “đói ăn” sớm mà thôi.
Tìm keyword cho content: Để hướng nguồn traffic tự nhiên cho bài viết, bạn cần phải tìm từ khóa có liên quan tới chủ đề. Lý tưởng nhất, bạn nên tối ưu hóa từ khóa bằng việc quan tâm tới một số chỉ số: như các từ khóa có lượng tìm kiếm cao mà có tính cạnh tranh thấp. Bạn có thể sử dụng công cụ bổ trợ cho việc nghiên cứu từ khóa như keywordtool.io
Xây dựng đường link cho page: Như ví dụ của Harsh, anh ấy không hề thiết lập các backlink building, dù nó có thể đem lại lượng traffic cơ học lớn. Thay vào đó, anh đầu tư nội dung chất lượng cho trang Web, tự khắc sẽ thu hút được nguồn link earning dồi dào, đến từ những đường link chất lượng.
  

Đừng chỉ dựa vào Google để thu hút traffic vào website:

Trong khi bạn đang cố gắng leo rank trên Google để thu hút càng nhiều càng tốt lượt traffic cho trang Web, nó, ngạc nhiên thay, lại không phải là nguồn thu hút traffic nhiều nhất. Bạn hoàn toàn có thể thu lượng traffic từ các nguồn khác như mạng xã hội, forum, diễn đàn, các website giới thiệu,... Nói cách khác, Google không phải là chỗ kiếm traffic duy nhất..
thu hút đa dạng nguồn traffic đổ vào website
Google Adsense luôn tạo ra một rào cản để các nhà quản lý Website có thể kiếm được nhiều tiền từ thị trường. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các phương thức hiệu quả khác để kiếm được nhiều tiền trên môi trường digital (như tận dụng Website để bán sản phẩm chẳng hạn, hay làm affiliate marketing), thay vì cứ chăm chăm tập trung vào phương thức kiếm tiền từ quảng cáo.
Xây dựng danh sách email: Đây là một cách làm thông minh, giúp bạn xây dựng được một tệp khách hàng tiềm năng để kéo traffic trong tương lai.

Tổng kết lại

Có rất nhiều lý do để có thể khẳng định rằng Google Adsense là mạng quảng cáo trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay, và là “cần câu cơm” cho rất nhiều các nhà quản lý Website. Để có thể thành công trên nền tảng này, bạn cần phải nắm vững các quy tắc nghiêm ngặt từ Google, cùng trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như đo lường các chỉ số CPC, CTR,...; lựa chọn bố cục quảng cáo hợp lý; và phân tích và nghiên cứu Marketing SEO.
Nhưng điều quan trọng hơn cả để kiếm tiền cho Google Adsense là đầu tư vào nội dung trang Web, và nghiên cứu các mạng quảng cáo trực tuyến khác ngoài Google.
Hy vọng các thông tin chúng tôi truyền tải trên đây sẽ giúp công việc kiếm tiền của bạn từ Google Adsense trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
#quantriexcel #kynangmoi
#tailieuso #quantriexcel

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét